Những địa điểm du lịch nhân dịp 30/4 – 1/5 tại Nam Định
Cẩm nang cho chuyến du lịch nhân dịp ngày nghỉ lễ.
Những địa điểm du lịch tâm linh, địa điểm du lịch sinh thái, nhà thờ cổ kính và những bãi biển hoang sơ nhưng chiều lòng người.
Những địa điểm du lịch dịp 30-4 ở Nam Định
Chỉ cách Hà Nội hơn 100km, Nam Định luôn là điểm đến thú vị của những bạn trẻ thích khám phá, thích tìm hiểu về những công trình kiến trúc cổ và thả mình giữa bãi biển hoang sơ nhưng đầy hấp dẫn. Những địa điểm du lịch dưới đây chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng và có thể sẽ là sự lựa chọn trong kỳ nghỉ 30-4 của bạn?
1. Bãi biển Thịnh Long – Nam Định
Từ thành phố Nam Định theo đường 21 đến thị trấn Thịnh Long thuộc là đến bãi tắm Thịnh Long. Thịnh Long là một bãi tắm mới đưa vào khai thác du lịch vài năm nay. Bãi tắm Thịnh Long có cát mịn, thoải dài hàng cây số. Nước biển có độ mặn cao, sóng lớn hấp dẫn nhiều du khách trong mùa hè oi bức.
Du khách đến với biển Thịnh Long là đến với vẻ đẹp nguyên sơ, môi trường chưa bị ô nhiễm. Những hàng phi lao trên bờ biển xa ngút tầm mắt tô điểm cho biển Thịnh Long một vẻ đẹp thuần khiết, khoáng đạt. Các loại đặc sản biển ở đây nhiều, ngon và rẻ. Bãi tắm Thịnh Long hiện nay đang đông dần. Trong tương lai lượng khách đến với Thịnh Long sẽ không thua kém các bãi tắm khác.
2. Tháp Phổ Minh – Nam Định
Tháp Phổ Minh được xây dựng từ thời Lý. Năm 1262 vua Trần Thái Tông cho mở rộng với qui mô lớn hơn và trong đó có tháp Phổ Minh. Đây là nơi tu hành, tụng niệm của các quan lại, quý tộc nhà Trần.
Toàn thể ngôi chùa được bố trí theo kiểu nội công ngoại quốc và thể hiện rõ dấu ấn hài hòa của ba tôn giáo Nho – Phật – Lão. Trong chùa có nhà thủy tạ, có hồ sen và nhiều cây cổ thụ xum suê. Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 gian tiền đường gắn với thiêu hương 3 gian, thượng điện 3 gian. Qua sân hẹp, dãy ngang 11 gian kết hợp với hành lang mỗi bên 11 gian tạo thành quần thể “Nội Công Ngoại Quốc”. Chùa Phổ Minh mở đầu kiến trúc Phật giáo thời Trần. Các công trình kiến trúc và chạm khắc ở đây còn giữ được dấu ấn của thời Trần, thời Mạc như: bộ cánh cửa bằng gỗ lim, tháp Phổ Minh, đôi sấu ở tam quan, rồng ở thành bậc tiền đường, tháp và tượng Bà chúa Mạc, v.v…
Tháp Phổ Minh gồm 14 tầng, cao 21,2m, mặt quay hướng Nam, mặt bằng được bố cục vuông, cạnh đáy của đế dài 5,21m, cửa các tầng ở 4 phía được trổ theo lối cuốn tò vò. Dạng kiến trúc của tháp là dạng trung gian giữa loại tháp hoa sen (phần trên) và tháp tu-di-tọa (phần đế). Trọng lượng táp khoảng 700 tấn trên một diện tích nhỏ 30m2 lại ở vùng chiêm trũng nhưng vẫn đứng vững suốt bảy thế kỷ qua.Tháp là một trong những nơi thờ xá-lợi Trần Nhân Tông. Chùa đã được trùng tu nhiều lần, lần đại tu mới nhất là các năm 1994-1995. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
3. Nhà thờ đổ Hải Lý
Dù đã bị phá hủy, nhà thờ đổ ở bờ biển xã Hải Lý vẫn là một trong những điểm đến yêu thích của khách du lịch gần xa.
Nằm khép mình bên bãi biển hoang sơ, nhưng nhà thờ đổ Lý Hải vẫn mang trong mình những điều bí ẩn, hoang sơ mà không một du khách nào có thể cưỡng lại nổi khi tới nơi đây.
4.Cồn Lu – Cồn Ngạn Nam Định
Cồn Lu – Cồn Cạn là khu rừng ngập mặn thuộc huyện Giao Thủy cách thành phố Nam Ðịnh 60 km về phía đông nam. Với diện tích 7785 ha, đây là rừng sinh thái ven biển tự nhiên khá tiêu biểu với rất nhiều loại động thực vật quý.
Cồn Lu-Cồn Ngạn từ nhiều đời nay đã là điểm dừng chân của rất nhiều loài chim di trú từ phương bắc. Hàng năm cứ vào tháng 11 đến tháng 12 âm lịch, từng đàn chim, đông hàng vạn con từ Xibêri, Hàn Quốc, Trung Quốc di cư tránh rét đến dừng chân tại đây, tích lũy năng lượng, đẻ trứng rồi lại bay đi. Theo đánh giá của các nhà khoa học thì ở đây có tới 181 loài chim về cư trú, trong đó có những loài được ghi vào sách đỏ như cò thìa, bồ nông, mòng biển.
Vào những ngày chim về cư trú, nếu bơi thuyền hay đi bộ len lỏi trong rừng xú, vẹt ta có thể ngắm nhìn rất nhiều loài chim lạ nhởn nhơ đi lại, kiếm ăn, những cảnh mà chắc chắn rất nhiều người chỉ được đọc trong sách hoặc xem trên truyền hình.
Với vị trí đặc biệt trên, năm 1989 UNESCO đã chính thức công nhận khu Cồn Lu-Cồn Ngạn được tham gia Công ước RAMSAR về bảo tồn tự nhiên.
5.Lạ kỳ với nhà thờ Đông Cường
Tọa lạc ở thị trấn Yên Định, Đông Cường là một trong số ít nhà thờ được tạo dựng bằng kết cấu gỗ và xây dựng vào thời Pháp thuộc.
Nhà thờ gỗ được dựng lên hoàn toàn bằng phương pháp thủ công từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Nam Định . Nguyên liệu gỗ sau khi cưa xẻ, đục đẽo đều được gắn kết lại với nhau bằng mộng, không sử dụng đinh hay một thứ kết dính nào khác. Chính sự pha trộn tôn vinh lẫn nhau của hai nét văn hóa kiến trúc Đông – Tây vốn khác biệt đã làm nên một công trình tôn giáo có tính thẩm mỹ rất cao.
Tọa lạc trên địa phận xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường từ năm 1885, trải qua hơn 100 năm cùng thời gian, tòa giám mục Bùi Chu vẫn uy nghiêm, bề thế. Với chiều dài 78 m, rộng 22 m và cao 15 m, nơi đây thường gắn liền nhiều sự kiện quan trọng.
7. Di tích Phủ Dày
Phủ Dầy thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản là nơi thờ bà chúa Liễu Hạnh, một trong Tứ Bất Tử của Việt Nam. Di tích Phủ Dầy là một quần thể gồm Phủ Tiên Hương thuộc thôn Tiên Hương, Phủ Vân Cát thuộc thôn vân Cát và lăng bà chúa Liễu. Quần thể di tích được xây dựng trong một khu vực địa lý có nhiều dấu vết văn hoá của cư dân Việt xưa và nay.
Cách đó không xa có núi Lê, núi Gôi, với các hang động nơi cư trú của Người tiền sử. Với những di vật văn hoá thời kỳ đồ đá: Rìu đá, cuốc đá… là những dấu vết văn hoá, chứng tỏ sự xuất hiện khá sớm của con người trên mảnh đất này.
Phủ Tiên Hương có 19 toà với 81 gian lớn nhỏ, mặt Phủ quay phía Tây Nam nhìn về dãy núi Tiên Hương. Trước phủ có hồ và một sân rộng, có ba toà nhà giàn hàng ngang hai tầng, tách mái. Đây là Phương Du nơi đón khách tới hành hương, Phương Du có cấu trúc cân đối, các mảng trạm khắc trên các cấu kiện rất hài hoà, thanh thoát thể hiện hình rồng, hình phượng (hai trong bốn con vật tứ linh). Liền đó là hồ bán nguyệt ghép bằng đá lục lăng, có đường kính dài 26m, hệ thống lan can bao quanh hồ được xây dựng rất mỹ thuật, hai cầu nước được trạm khắc hình con rồng, với móng vuốt sắc nhọn tinh sảo.
8.Vườn chim lớn nhất Việt Nam
Khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thủy (cách Nam Ðịnh-60km)-điểm Ramsar duy nhất của VN, có tầm quan trọng quốc tế là một bãi bồi rộng lớn nằm ở phía nam của sông Hồng với tổng diện tích đăng ký tham gia công ước Ramsar là 12.000ha, trong đó ngoài diện tích đầm lầy còn có hơn 3.000ha rừng ngập mặn.
Ðây là hệ sinh thái cửa sông ven biển rất quan trọng cả về mặt sinh thái (nơi sinh sống của nhiều loài quan trọng là bãi sinh sản của các loài thủy sinh…) và kinh tế xã hội (chắn bão, chắn sóng, cung cấp nguồn lợi thủy hải sản biển và ven bờ…). Xuân Thủy được các nhà điểu học quốc tế thừa nhận là “sân ga của các dòng chim di trú quốc tế” với hơn 200 loài, trong đó gần 100 loài chim di cư và hơn 50 loài chim nước. Tại khu vực này, các nhà khoa học đã xác nhận có đến chín loài chim được ghi trong sách đỏ quốc tế gồm: bồ nông (hai loài), cò thìa (hai loài), mòng bể đầu đen mỏ ngắn, cò trắng Trung Quốc, choi choi mỏ thìa, choắt đầu đốm và choắt chân màng lớn.
Xuân Thủy được chọn làm trạm dừng chân của hàng ngàn con chim di trú với nhiều loại giống loài trên đường tìm về phương nam khi mùa đông về cuối tháng 11 và khi chúng quay lại phương nam cuối tháng 2 đầu tháng 3 hàng năm.
9.Biển Hải Hậu
Bờ biển Hải Hậu có đặc điểm riêng là những nhà thờ nằm sát mép nước đã hư hỏng phải bỏ hoang do hiện tượng nước biển xâm thực như tại xã Hải Lý. Bãi tắm thuộc xã Hải Đông vào buổi chiều tối. Không có cảnh hàng quán nối nhau dọc bờ, chỉ có một quán nước nhỏ trên đê phục vụ người dân trong xã ra tắm. Cát nơi đây rất mịn, bờ biển thoai thoải và sóng cũng vừa phải.
10. Bảo Tàng đồng quê Nam Định
Bảo tàng Đồng Quê một dự án văn hoá do Nhà giáo Ngô Thị Khiếu sáng lập, công trình được xây dựng ở thôn Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Đây là một trong số hiếm hoi Bảo tàng về văn hoá Đồng quê mà lại do tư nhân thành lập. Nơi đây sẽ tái hiện lại cuộc sống lao động, sinh hoạt của các tầng lớp dân cư vùng đồng bằng Bắc Bộ từ xưa đến nay. Với nhiều hiện vật đơn sơ nhưng rất đa dạng, phong phú, có ý nghĩa sâu sắc về bảo tồn văn hoá dân tộc. Bảo tàng được hình thành là kết quả công sức, trí tuệ của Nhà giáo Ngô Thị Khiếu và gia đình, cùng với sự động viên, ủng hộ, giúp đỡ về vật chất, tinh thần của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân quan tâm đến lĩnh vực này.
Ngày 12/12/2012 Bảo tàng Đồng Quê đã tổ chức khánh thành phần xây dựng giai đoạn 1. Ngày 04/02/2013 Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định đã có quyết định cấp giấy phép để đưa Bảo tàng Đồng Quê vào hoạt động chính thức. Trong quá trình xây dựng cũng như đưa Bảo tàng vào hoạt động, có nhiều phóng viên báo đài, nhà thơ, nhà văn quan tâm về thăm, tìm hiểu viết bài, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tên tuổi của Bảo tàng Đồng Quê đã lan toả đến mọi miền đất nước, giá trị văn hoá của Bảo tàng đã được tiếp nhận và nâng lên với ý nghĩa thiết thực. Nhiều tập thể, cá nhân, nhân dân địa phương đến tham quan Bảo tàng đều có những cảm nhận sâu sắc.
11. Vườn Thiên chúa độc nhất vô nhị Việt Nam
Vườn kinh Ave Maria là một quần thể các tác phẩm nghệ thuật rất độc đáo nằm trong khuôn viên nhà thờ Bùi Chu nổi tiếng của Nam Định.
Vườn kinh Ave Maria là một công viên chủ đề độc đáo nằm trong khuôn viên nhà thờ chính tòa Bùi Chu (xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định).
Khu vườn là một quần thể các tác phẩm nghệ thuật mang chủ đề Công giáo, được bài trí hài hòa trong một không gian rộng lớn, nhiều cây xanh.
12. Cầu Ngói Chợ Lương – một trong ba cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam
Ai qua Cầu Ngói Chợ Lương, Ghé thăm Mỹ nghệ Hải Minh làng nghề, Hoành phi Câu đối Tủ chè, Đi lên đổi mới diệu kỳ sáng tươi,
Đến Cầu Ngói Chợ Lương ( mới được tu sửa năm 2010) thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định là Quý vị đã đến điểm đầu của làng nghề Hải Minh ( xã Hải Minh, huyện Hải Hậu).
Từ thành phố Nam Định về Làng nghề Hải Minh (làng nghề truyền thống làm đồ gỗ mỹ nghệ và cây cảnh nghệ thuật), Quý khách đi đường Quốc lộ 21 về phía nam rẽ Ngoặt Kéo (20 km tính từ Nam Định) về Đò Huyện, đi khoảng 1 km là tới Cầu Ngói Chợ Lương (hay Cầu Ngói Chùa Lương), điểm đầu của xã Hải Minh, đi tiếp 500 m là tới Làng nghề Hải Minh. (mất khoảng 40 phút đi xe hơi kể cả qua đò)
13. Chùa Cổ Lễ Nam Định – Mảnh đất văn hóa , Cách Mạng
Chùa Cổ Lễ là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Nam Định nói riêng và của nền văn hóa châu thổ sông Hồng nói chung. Đây là một ngôi chùa cổ xuất hiện từ thời nhà Lý, có tên tự là chùa “Thần Quang”tọa lạc tại trung tâm thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định…
Chùa Cổ Lễ là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Nam Định nói riêng và của nền văn hóa châu thổ sông Hồng nói chung. Đây là một ngôi chùa cổ xuất hiện từ thời nhà Lý, có tên tự là chùa “Thần Quang”tọa lạc tại trung tâm thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Trải qua quá trình tôn tạo trùng tu, chùa có dáng vẻ, sắc thái riêng; trong đó đặc biệt nổi bật là phong cảnh kiến trúc độc đáo, mang yếu tố “cửa Thiền trên nền văn hóa dân tộc, phương Đông kết hợp với phương Tây”
14. Phủ Thiên Trường – Đền Trần
Tuy không phải đúng dịp khai ấn Đền Trần nhưng nơi đây cũng là 1 nơi đáng để đến cho chuyến du lịch của bạn.
Đền Trần hay Di tích nhà Trần thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Khu di tích rộng tới hàng chục héc ta với đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, chùa tháp Phổ Minh.
Sử cũ còn lưu, vào năm 1239 nhà vua cho xây hành cung ở làng quê mình để lúc thư nhàn về thăm. Đến năm 1262, Thái Thượng hoàng Trần Thái Tông tới hành cung ở Tức Mặc, ban yến tiệc cho dân và thăng làng Tức Mặc lên thành phủ Thiên Trường, dựng tiếp cung Trùng Quang để cho các vua đã nhường ngôi về ở. Phía tây cung đình là chùa Phổ Minh, lại dựng một cung riêng cho các vua đương triều mỗi khi về thăm Thái Thượng hoàng nghỉ tại đó.
Trải bao thế kỷ, ấn cũ không còn. Năm 1822, vua Minh Mạng kinh lý qua Ninh Bình có ghé thăm nơi đây và cho khắc lại. Ấn cũ khắc là “Trần triều chi bảo”, ấn mới khắc là “Trần triều điển cố” để nhắc lại tích cũ, dưới đó có thêm câu “Tích phúc vô cương”. Từ đấy, lễ Khai ấn vào giờ Tý ngày rằm tháng Giêng (từ 11 giờ đêm 14 đến 1 giờ sáng) là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ trời, đất, tiên tổ. Còn trong dân gian truyền tụng, xin được dấu ấn sẽ may mắn cả năm và rạng rỡ đường công danh. Chính vì vậy những ngày này, khách hành hương kéo về đền Thiên Trường rất đông, có thời điểm đến 2 vạn người.
Đến Thiên Trường, đến với hội đền Trần không chỉ để chiêm bái vẻ đẹp mà còn thể hiện lòng thành kính biết ơn đất nước, cha ông.
15. Khu di lịch sinh thái núi Ngăm
Khu du lịch sinh thái Núi Ngăm (Ngăm Resort) nằm trên Thôn Kim Thái ,xã Minh Tân, Huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định,với diện tích 15ha nằm trong quần thể di tích Phủ Dầy. Chỉ cách trung tâm thành phố Nam Định 12km và cánh Hà Nội 90km với đường giao thông thuận tiện, khu du lịch sinh thái Núi Ngăm là một điểm đến lý tưởng cho du khách tham quan, nghỉ dưỡng.
Được xây dựng trên một khuôn viên xung quanh là đồi núi và dòng sông Sắt nên khi đến nghỉ dưỡng ở khu du lịch sinh thái Núi Ngăm du khách có thể tận hưởng những giây phút thư giãn, thoải mãi, hòa mình vào thiên nhiên.
Khu du lịch sinh thái Núi Ngăm không chỉ là nơi nghỉ dưỡng du lịch mà còn là nơi du khách có thể giải trí bằng những giây phút nghỉ ngơi thư giãn câu cá bên hồ trên các tròi hay ở quán cafe.
16. Vương Cung Thánh Đường Phú Nhai
Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, Phú Nhai (hay còn gọi là Nhà thờ Phú Nhai, Đền Thánh Phú Nhai) là tên gọi của một nhà thờ Công giáo Rôma thuộc Giáo phận Bùi Chu, Việt Nam. Nhà thờ Phú Nhai nằm ở trung tâm của xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, cách thị trấn Xuân Trường hơn 1 km. Đây là một trong những ngôi nhà thờ có diện tích rộng lớn nhất Việt Nam.
Nhà thờ Phú Nhai nguyên thủy được tạo dựng bằng gỗ, lợp bồi do linh mục Chính xứ Emmanuel Rianô Hòa cho xây dựng vào năm 1866, ngay sau khi vua Tự Đức ký sắc lệnh tha đạo, chấm dứt gần 3 thế kỷ Kitô giáo bị bách đạo tại Việt Nam.
Mặt tiền nhà thờ từ ngoài vào, bên phải có tượng đài Thánh Đaminh cao 17m, riêng phần tượng cao 2,3m. Bên trái có Lăng lưu trữ hài cốt của 83 người tử đạo thuộc họ đạo xứ Phú Nhai cao 15m.
Xung quanh nhà thờ có các phù điêu thể hiện 14 Đàng Thánh Giá
Khi khách tham quan đứng trên ngọn tháp cao của nhà thờ Phú Nhai sẽ được chiêm ngưỡng được toàn cảnh của Huyện Xuân Trường. Năm 2008 Đền thánh Phú Nhai được nâng lên hàng thành Tiểu Vương cung Thánh đường (Minor Basilica).
17. Biển Quất Lâm
Chắc hẳn không bác ào là không biết về sự nổi tiểng của nơi có biệt danh là “Thiên đường sung sướng” của Nam Định cũng như cả nước. Nhưng biển Quất Lâm cũng đẹp lắm đó các bạn.
Khi đến Nam Định, du khách không thể không ngắm những cánh đồng muối bao bọc lấy các nhà thờ. Quả là những cảnh đẹp khó có thể cưỡng nổi khi đến với mảnh đất Nam Định, vậy tại sao bạn không lựa chọn Nam Định là điểm đến tiếp theo cho kỳ nghỉ lễ của mình?
-
Bắt đối tượng mua bán tài khoản ngân hàng
-
Đơn hàng tăng, 9 tháng năm 2024, Nam Định xuất siêu gần 900 triệu USD
GÓC NAM ĐỊNH
-
Đơn hàng tăng, 9 tháng năm 2024, Nam Định xuất siêu gần 900 triệu USD
-
Một xã ở Nam Định là vùng đất cổ vô số đình, đền, chùa, miếu…có phủ thờ bà Thái phi vợ danh tướng Trịnh Tráng
-
Nam Định: Các chiến sĩ công an đội mưa giúp dân trong mưa ngập
-
“Tấm áo mới” ở xã nông thôn mới kiểu mẫu Hồng Quang của Nam Định khiến ai đi qua cũng đều mê mẩn