Nam Định Ở nơi làm không hết việc, kiếm tiền dễ như nông dân

“Mỗi ngày, tôi trả từ 700.000 – 1 triệu đồng cho một thợ tuỳ theo công việc. Ở xã Điền Xá, người dân làm không hết việc. Kể cả những người phụ nữ tuổi cao cũng có những việc phù hợp như cắt cỏ, dọn vườn… đều kiếm vài trăm nghìn mỗi ngày”, ông Quân cho biết.

Những ngày cuối năm, con đường vào làng cây cảnh Vị Khê, xã Điền Xá, Nam Trực, Nam Định tấp nập xe cộ, người xem hoa, cây cảnh. Hai bên đường là những vườn cảnh xanh mướt đủ loại; cây nào cũng mang hình dáng, phong cách riêng. Những cây được làm theo các khuôn hình đẹp, bắt mắt như chim thú, Chùa Một Cột, Khuê Văn Các, Tháp Phổ Minh… được các nghệ nhân cắt tỉa công phu.

Mỗi ngày một nghệ nhân kiếm từ 700.000 đến 1.000.000 đồng tuỳ theo công việc.

Bên trong khu vườn nhà ông Đỗ Duy Quân (ở Điền Xá) có 3 thợ đang tất bật chăm sóc, uốn tỉa cây cảnh. Tiếng kéo lách cách, lúc nhanh lúc chậm làm cho khu vườn rộn ràng, ấm cúng hơn trong những ngày cuối đông.

“Mỗi ngày, tôi trả từ 700.000 – 1 triệu đồng cho một thợ tuỳ theo công việc. Ở xã Điền Xá, người dân làm không hết việc. Kể cả những người phụ nữ tuổi cao cũng có những việc phù hợp như cắt cỏ, dọn vườn… đều kiếm vài trăm nghìn mỗi ngày”, ông Quân cho biết.

Các hộ dân ở Nam Điền giờ đã đấu thầu các dự án cây xanh lớn.

Kể cả những người phụ nữ tuổi cao cũng có những việc phù hợp như cắt cỏ, dọn vườn… đều kiếm vài trăm nghìn mỗi ngày

Theo ông Quân, để tạo ra được một cây cảnh đẹp phải mất vài năm cho một cây đơn giản và phải mất hàng chục năm với các cây có thế, dáng phức tạp. Ban đầu, khi có ý tưởng, chúng tôi phải chọn giống, chiết cây. Khi cây lớn, mới bắt đầu tỉa cành, tạo dáng. Thời gian này mất chừng một năm.

“Ngoài đam mê, vui thú thì người sáng tác phải dốc tâm huyết, tỉ mỉ, kiên trì uốn cành, tạo dáng cho từng chồi từng nhánh. Có khi, phải mất nhiều năm mới hình thành một thế cây đẹp. Và để tạo ra một cây cảnh đẹp hoàn thiện, có khi mất hàng chục năm”, ông Quân cho biết và nói thêm, người có thu nhập cao ngoài chịu khó, tỉ mỉ đòi hỏi phải có năng lực và khả năng thẩm mỹ.

Người có thu nhập cao ngoài chịu khó, tỉ mỉ đòi hỏi phải có năng lực và khả năng thẩm mỹ.

Ông Quân cho hay, thời xa xưa, thú chơi hoa, cây cảnh chỉ dành cho những gia đình quyền quý, giàu có. Ngày nay, thú chơi trên đã phổ biến đến nhiều tầng lớp, đặc biệt là những người yêu thiên nhiên, thích cỏ cây hoa lá, hướng tới cái đẹp.

Đặc biệt, để bắt nhịp với xu thế của thời đại, người làm nghề cây cảnh ở Điền Xá những năm gần đây đã nhanh chóng chuyển đổi, phát triển bán hàng công nghệ trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube…

Người làm nghề cây cảnh ở Điền Xá những năm gần đây đã nhanh chóng chuyển đổi, phát triển bán hàng công nghệ trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube.

Kinh doanh qua mạng đã giúp các nhà vườn, người làm cây cảnh duy trì kết nối với nhiều khách hàng hiện tại và cả các khách hàng tiềm năng mới mà họ chưa hề gặp mặt; dễ dàng nhắn tin trao đổi với khách hàng mà không tốn chi phí. Hội Cây cảnh xã Điền Xá đã phối hợp với các cơ quan xây dựng mô hình “số hóa làng nghề hoa, cây cảnh Vị Khê” trên nền tảng bản đồ số và đã có những thành công bước đầu.

Ông Nguyễn Thế Lực – Trưởng thôn Vị Khê – cho hay, người dân làng Vị Khê vẫn sống khỏe dù thị trường bất động sản, dự án có nhiều biến động. Bởi, với uy tín của thương hiệu làng nghề cây cảnh Vị Khê, từ đời ông cha truyền dạy, người dân chỉ cần chịu khó, nắm vững kỹ thuật, chăm chút cây cảnh cho chỉn chu là khách hàng tự tìm đến.

Thương hiệu làng nghề cây cảnh Vị Khê nổi tiếng từ đời ông cha truyền dạy, người dân chỉ cần chịu khó, nắm vững kỹ thuật, chăm chút cây cảnh cho chỉn chu là khách hàng tự tìm đến

Kinh doanh qua mạng đã giúp các nhà vườn, người làm cây cảnh duy trì kết nối với nhiều khách hàng hiện tại và cả các khách hàng tiềm năng mới mà họ chưa hề gặp mặt; dễ dàng nhắn tin trao đổi với khách hàng mà không tốn chi phí. Hội Cây cảnh xã Điền Xá đã phối hợp với các cơ quan xây dựng mô hình “số hóa làng nghề hoa, cây cảnh Vị Khê” trên nền tảng bản đồ số và đã có những thành công bước đầu.

Ông Nguyễn Thế Lực – Trưởng thôn Vị Khê – cho hay, người dân làng Vị Khê vẫn sống khỏe dù thị trường bất động sản, dự án có nhiều biến động. Bởi, với uy tín của thương hiệu làng nghề cây cảnh Vị Khê, từ đời ông cha truyền dạy, người dân chỉ cần chịu khó, nắm vững kỹ thuật, chăm chút cây cảnh cho chỉn chu là khách hàng tự tìm đến.

Theo Trưởng thôn Vị Khê, 100% hộ dân trong làm làm nghề cây cảnh. Trước đây, các hộ kinh doanh cá nhân hoặc thông qua Hội sinh vật cảnh xã Nam Điền. Giờ đã có hàng chục công ty được thành lập để thuận tiện ký kết với đối tác.

Các hộ dân liên kết với nhau để ký kết hợp đồng, cung ứng sản phẩm và nộp thuế với nhà nước. Thu nhập bình quân đầu người đạt 90 triệu đồng/người/năm.

Nguồn: https://tienphong.vn/o-noi-lam-khong-het-viec-kiem-tien-de-nhu-nong-dan-post1605240.tpo

Tin liên quan