Nam Định Độc đáo lễ hội Phủ Dầy và sự tích thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Ở nước ta, Nam Định được xem là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu với gần 400 điểm thờ cúng Thánh Mẫu, trong đó Phủ Dầy là tâm điểm của hoạt động thực hành tín ngưỡng này.

Phủ Dầy là tên gọi của quần thể di tích tâm linh của người Việt tại xã Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định. Trong đó, kiến trúc quan trọng nhất là đền thờ bà chúa Liễu Hạnh ngay sát chợ Viềng.

Phủ Dầy là tên gọi của quần thể di tích tâm linh của người Việt tại xã Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định.

Từ xa xưa, ông cha ta gọi Phủ Dầy là Kẻ Giầy, xuất phát từ truyền thuyết Bà Chúa Liễu Hạnh vì quá thương nhớ gia đình nên đã để lại một chiếc giày ở trần gian trước khi về thượng giới. Hay tương truyền rằng, Vua đi ngang qua vùng này và nghỉ đêm ở quán hàng của bà chúa Liễu Hạnh, sau đó được tặng một đôi giày nên đã lập nơi thờ tự gọi là Phủ Giầy.

Cũng có người nói, gọi là Phủ Dầy vì chính nơi này có món bánh dày nổi tiếng. Người lại cho rằng, Kẻ Giầy xuất phát từ nơi có gò đất nổi lên hình bánh dày trước cửa phủ. Cho tới khi Mẫu Liễu Hạnh được suy tôn là mẫu nghi Thiên hạ thì Kẻ Giầy được đổi thành Phủ Dầy.

Trong tổng số 21 công trình kiến trúc của quần thể Phủ Dầy, có 3 công trình liên quan chặt chẽ tới Thánh Mẫu Liễu Hạnh là phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu.

Phủ chính Tiên Hương là một công trình đẹp. Trước phủ là một giếng tròn giữa có cột cờ rồi đến một sân rộng nối với hệ thống nghi môn trụ, trên đỉnh đắp chim phượng và lân. Tiếp đến là 3 tòa nhà ngang: nhà bia, nhà trống, nhà chiêng. Một hồ bán nguyệt có lan can thấp bao quanh, có bình phong và 2 cầu vượt đều bằng đá. Điện thờ chính thờ các vị Thánh Mẫu.

Phủ Vân Cát cách phủ chính không xa, phía trước là hồ bán nguyệt, rồi tới ngũ môn uy nghi, trung tâm là nơi thờ Chúa Liễu. Khu vực bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là đền thờ Lý Nam Đế. Phủ nằm giữa đền làng và chùa Long Vân cùng chung một sân lớn, tạo thành một quần thể kiến trúc thờ Mẫu – Thần – Phật.

Cứ đầu tháng 3 âm lịch, du khách khắp nơi lại tấp nập trẩy hội Phủ Dầy, tri ân công đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh.”

Qua một số tư liệu trên thì Phủ chính Tiên Hương chính là ngôi phủ tại làng An Thái được xây dựng từ giữa thế kỷ 17 và là nơi thờ chính Mẫu Liễu Hạnh, được các triều đình phong kiến công nhận và nhiều triều đã phong thần cho chủ thần của phủ là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Phủ Vân Cát là phủ xây sau và cũng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Lăng Chúa Liễu ở bên cạnh phủ chính chiếm một khu vực riêng hình chữ nhật. Toàn bộ công trình đều xây bằng đá, chạm trổ đẹp. Giữa lăng là một ngôi mộ hình bát giác, mỗi cạnh chừng 1 mét.

Năm 1975, Phủ Dầy đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng xếp hạng Di tích Văn hóa Lịch sử cấp Quốc gia. Năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lại có Quyết định công nhận nghi lễ chầu văn – hầu đồng ở tỉnh Nam Định và Hà Nam là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Chị Trần Thị Hải Yến, du khách đến từ Thái Bình chia sẻ: “Đã trở thành thói quen, vợ chồng tôi cứ mỗi dịp có hội Phủ Dầy là đều sang đây, bất kể năm nào. Vừa là dịp để du xuân, tham quan đây đó ngày đầu năm mới, vừa là dịp thắp hương khấn Mẫu, cầu bình an, tài lộc cho gia đình, làm ăn tấn tới, công danh thuận lợi…”.

Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh, vị thần chủ trong Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ của người Việt.

Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh, vị thần chủ trong Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ của người Việt. Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ cúng ở nhiều nơi nhưng lễ hội Phủ Dầy là lớn hơn cả và độc đáo hơn cả. Lễ hội kéo dài nhiều ngày và có nhiều hoạt động độc đáo, trong đó nổi bật nhất là nghệ thuật hát văn và hầu đồng. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa thì lễ hội Phủ Dầy là một thành phần quan trọng tạo nên ‘bản đại diễn xướng sử thi Liễu Hạnh’.

Ông Bùi Tấn Lộc, Trực Ninh, Nam Định cho biết: “Người Nam Định chúng tôi có câu “tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ mẹ” ý chỉ tính theo lịch âm, tháng 8 có lễ hội Đền Trần, tháng 3 có lễ hội Phủ Dầy. Từ đó mà chúng tôi nhắc nhở nhau về truyền thống quê hương. Cứ đầu tháng 3 âm lịch, du khách khắp nơi lại tấp nập trẩy hội Phủ Dầy, tri ân công đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh”.

Trong quá khứ, có lúc lễ hội Phủ Dầy không được tổ chức, nhưng từ năm 1995 trở lại đây, lễ hội được mở lại bình thường.

Đến hội Phủ Dầy không thể bỏ qua hội hoa trượng nghĩa là trò kéo chữ, được người dân đưa vào, trở thành một phần mở rộng của lễ hội Phủ Dầy gắn liền với công lao của Vương phi Trần Thị Ngọc Đài (1577-1669), người thôn Thông Khê, tổng Đồng Đội, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng nay là thôn Thông Khê, xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản.

Tham dự hội hoa trượng cần có cả trăm người là nam giới có sức khỏe (còn gọi là phu cờ); tổng cờ (người chỉ huy xếp chữ) và lão trượng (người kiểm duyệt chữ) là những người được cộng đồng tín nhiệm, thường phải là người cao tuổi, thành tâm, am hiểu hoa trượng hội, có sức khỏe, gia đình nền nếp.

Hiện nay, lễ hội Phủ Dầy ngày càng khẳng định được vị thế, trở thành điểm đến của du lịch tâm linh đối với du khách trong nước và quốc tế.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/doc-dao-le-hoi-phu-day-va-su-tich-tho-thanh-mau-lieu-hanh-post279892.html

Tin liên quan