Về Nam Định thăm kỳ đài cổ nức tiếng Thành Nam

Nam Định – Cột cờ Nam Định, một trong bốn kỳ đài cổ nhất Việt Nam, là di tích lịch sử quan trọng của người Thành Nam xưa.

Cột cờ Nam Định được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia vào ngày 28.4.1962. Ảnh: Lương Hà

Theo tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định, Cột cờ Nam Định nằm ở phía Nam nội thành. Thời xưa cột cờ này được gọi là Kỳ đài Thành Nam, nằm trước Điện Kính Thiên (nay là Chùa Vọng Cung).

Cột cờ được xây dựng vào đầu thời Nguyễn, từ năm Gia Long 11 (1812) đến năm Quý Mão (1843) hoàn thành. Kỳ đài Thành Nam cùng thời với Cột cờ ở Huế năm 1807, Cột cờ ở Hà Nội năm 1812, Cột cờ ở Bắc Ninh năm 1838.

Đứng trên đỉnh cột cờ có thể nhìn thấy toàn cảnh trung tâm TP Nam Định. Ảnh: Lương Hà

Hiện tại, cột cờ này nằm trên đường Tô Hiệu, phường Ngô Quyền, TP Nam Định. Cột cờ được xây bằng gạch nung già, màu đỏ sẫm, chiều cao tổng thể 23,84m.

Kỳ đài gồm 3 phần chính: chân đế, thân đài và vọng lâu. Phần chân đế gồm 2 bệ, bệ trên thu nhỏ hơn so với bệ dưới, mặt bằng hình vuông, nền lát gạch nâu đen, xung quanh xây lan can.

Bệ dưới cao 2,4m; dài 16,32m; hai hướng đông, tây xây 2 cầu thang. Bên trong bệ dưới là đền thờ Bà Chúa Cột cờ – Giám thương Công chúa Nguyễn Thị Trinh và các anh hùng liệt sĩ. Bệ trên cao 3,1m; dài 11,42m; trổ 4 cửa vòm.

Hiện tại, cột cờ này nằm trên đường Tô Hiệu, phường Ngô Quyền, TP Nam Định. Cột cờ được xây bằng gạch nung già, màu đỏ sẫm, chiều cao tổng thể 23,84m.

Kỳ đài gồm 3 phần chính: chân đế, thân đài và vọng lâu. Phần chân đế gồm 2 bệ, bệ trên thu nhỏ hơn so với bệ dưới, mặt bằng hình vuông, nền lát gạch nâu đen, xung quanh xây lan can.

Bệ dưới cao 2,4m; dài 16,32m; hai hướng đông, tây xây 2 cầu thang. Bên trong bệ dưới là đền thờ Bà Chúa Cột cờ – Giám thương Công chúa Nguyễn Thị Trinh và các anh hùng liệt sĩ. Bệ trên cao 3,1m; dài 11,42m; trổ 4 cửa vòm.

Trên cửa phía đông có 2 chữ “nghênh húc” (đón ánh ban mai), trên 2 cửa phía nam có 2 chữ “hướng quang” (hướng theo đức sáng). Thân đài hình bát giác; cao 12,65m; dài 2,2m, xây thu nhỏ dần lên trên. Phần vọng lâu xây hình trụ tròn 4 cửa vòm quay 4 hướng: đông, tây, nam, bắc.

Ngày nay, với giá trị lịch sử và văn hóa, công trình kiến trúc cổ gần 2 thế kỷ Cột cờ Nam Định trở thành điểm tham quan nổi tiếng không thể bỏ lỡ của du khách khi đến Thành Nam.

Trước đây, sân Cột cờ Nam Định được xây thành sân hành lễ, hình vuông, có hàng lan can ở bốn cạnh. Phía Nam đặt hai khẩu súng thần công. Phía Đông đặt lư hương tưởng nhớ các liệt sỹ hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp để bảo vệ cột cờ – thành cổ vào các năm 1873 và 1883.

Hai khẩu súng thần công ở phía Nam của Cột cờ. Ảnh: Lương Hà

Bà Bùi Thị Thanh Xuân (Thái Bình) chia sẻ: “Nơi đây ghi dấu ấn vẻ vang không chỉ của Thành Nam xưa mà còn là của đất nước, dân tộc. Đây là di tích lịch sử có kiến trúc độc đáo, tiêu biểu ở Nam Định cần được lưu giữ, bảo tồn và phát triển cho các thế hệ sau này”.

Vào thời kháng chiến chống Mỹ, Cột cờ Nam Định là nơi các cán bộ, Đảng viên… giữ liên lạc và sinh hoạt bí mật. Công trình này cũng bị tàn phá dưới bom đạn chiến tranh.

Năm 1997, nhân kỷ niệm 43 năm Ngày Giải phóng TP Nam Định (1954-1997), cột cờ được phục dựng lại theo đúng nguyên trạng. Cùng năm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp bằng di tích lịch sử – văn hóa cho công trình này. Từ tháng 5.2011, di tích cột cờ được giao cho Bảo tàng Nam Định quản lý.

nguồn ; https://dulich.laodong.vn/kham-pha/ve-nam-dinh-tham-ky-dai-co-nuc-tieng-thanh-nam-1266209.html

Tin liên quan