Từ 1/9, TP Nam Định rộng gấp 2,6 lần, “lực đẩy” thành đô thị trung tâm vùng
Từ 1/9, nhập huyện Mỹ Lộc vào TP Nam Định, sắp xếp 79 ĐVHC cấp xã của tỉnh. Theo quyết nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, TP Nam Định mở rộng có diện tích trên 120 km2 – gấp 2,6 lần hiện nay.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Nam Định.
Cụ thể, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 74,49 km2, quy mô dân số là 84.045 người của huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định. Sau khi nhập, thành phố Nam Định có diện tích tự nhiên là 120,90 km2 – rộng gấp 2,6 lần hiện nay, và quy mô dân số là 364.181 người.
Thành lập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Nam Định như sau:
Thành lập phường Nam Phong trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,58 km2 và quy mô dân số là 9.160 người của xã Nam Phong.
Thành lập phường Nam Vân trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,62 km2 và quy mô dân số là 7.637 người của xã Nam Vân.
Thành lập phường Hưng Lộc trên cơ sở nhập toàn bộ xã Mỹ Hưng và toàn bộ thị trấn Mỹ Lộc.
Sau khi thành lập, phường Hưng Lộc có diện tích tự nhiên là 9,97 km2 và quy mô dân số là 13.957 người.
Phường Trường Thi: Nhập toàn bộ xã Lộc An và toàn bộ phường Văn Miếu vào phường Trường Thi.
Sau khi nhập, phường Trường Thi có diện tích tự nhiên là 4,44 km2 và quy mô dân số là 37.409 người.
Phường Quang Trung: Nhập toàn bộ phường Hạ Long và phường Thống Nhất vào phường Quang Trung. Sau khi nhập, phường Quang Trung có diện tích tự nhiên là 1,57 km2 và quy mô dân số là 41.215 người.
Phường Vị Xuyên: Nhập toàn bộ phường Trần Tế Xương và toàn bộ phường Vị Hoàng vào phường Vị Xuyên.
Sau khi nhập, phường Vị Xuyên có diện tích tự nhiên là 1,89 km2 và quy mô dân số là 31.254 người.
Phường Trần Hưng Đạo: Nhập toàn bộ phường Phan Đình Phùng và toàn bộ phường Nguyễn Du vào phường Trần Hưng Đạo. Sau khi nhập, phường Trần Hưng Đạo có diện tích tự nhiên là 0,96 km2 và quy mô dân số là 21.595 người.
Phường Năng Tĩnh: Nhập toàn bộ phường Ngô Quyền và phường Trần Quang Khải vào phường Năng Tĩnh.
Sau khi nhập, phường Năng Tĩnh có diện tích tự nhiên là 2,06 km2 và quy mô dân số là 31.126 người.
Phường Cửa Bắc: Nhập toàn bộ phường Bà Triệu và toàn bộ phường Trần Đăng Ninh vào phường Cửa Bắc. Sau khi nhập, phường Cửa Bắc có diện tích tự nhiên là 1,37 km2 và quy mô dân số là 31.323 người.
Thành lập xã Mỹ Lộc: trên cơ sở nhập toàn bộ xã Mỹ Thành, xã Mỹ Thịnh và xã Mỹ Tiến. Sau khi thành lập, xã Mỹ Lộc có diện tích tự nhiên là 16,92 km2 và quy mô dân số là 15.909 người.
Như vậy, sau khi sắp xếp, thành phố Nam Định có 21 đơn vị hành chính cấp xã (giảm 15 đơn vị), gồm 14 phường và 7 xã.
14 phường gồm: Cửa Bắc, Cửa Nam, Hưng Lộc, Lộc Hạ, Lộc Hòa, Lộc Vượng, Nam Phong, Nam Vân, Năng Tĩnh, Mỹ Xá, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Trường Thi, Vị Xuyên.
Và 7 xã, gồm: Mỹ Hà, Mỹ Lộc, Mỹ Phúc, Mỹ Tân, Mỹ Thắng, Mỹ Thuận, Mỹ Trung.
Nam Định được quy hoạch đến năm 2030 là tỉnh phát triển khá của cả nước, một trung tâm phát triển quan trọng của vùng Nam Đồng bằng sông Hồng. Với mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021-2030 khoảng 9,5%/năm.
Kinh tế – xã hội của tỉnh được tổ chức phát triển theo mô hình “3 vùng động lực, 4 cực tăng trưởng, 5 hành lang kinh tế”, với định hướng phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, trọng tâm là phát triển công nghiệp, dịch vụ, kinh tế biển, ven biển…
3 vùng động lực là: Vùng đô thị TP Nam Định mở rộng; vùng nông nghiệp-nông thôn; vùng kinh tế biển.
4 cực tăng trưởng là: Đô thị trung tâm TP Nam Định; trung tâm đô thị Cao Bồ (huyện Ý Yên); trung tâm đô thị Thịnh Long-Rạng Đông; trung tâm đô thị huyện Giao Thủy. 5 hành lang kinh tế là: Hành lang Quốc lộ 10; hành lang cao tốc Bắc – Nam; hành lang đường bộ ven biển; cụm hành lang Quốc lộ 21 và tuyến đường TP Nam Định – Xuân Trường – Giao Thủy; hành lang cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng.
Tầm nhìn đến năm 2050, Nam Định trở thành trung tâm kinh tế hiện đại, động lực phát triển quan trọng của vùng Đồng bằng sông Hồng, có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại, kết nối giao thương hàng hóa, dịch vụ và văn hóa của vùng.
Cơ hội phát triển mới của thành phố Nam Định sau khi được mở rộng địa giới hành chính đang hiện hữu, tạo đà để xây dựng, phát triển thành phố trở thành đô thị văn minh, hiện đại, xứng đáng là trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng.
-
Cầm 250 nghìn đồng đi food tour ở “xứ sở nhà thờ Nam Định ”
-
Món bún tên lạ ở Nam Định giá 15.000 đồng, khách ăn 2 bát vẫn thèm
GÓC NAM ĐỊNH
-
Món bún tên lạ ở Nam Định giá 15.000 đồng, khách ăn 2 bát vẫn thèm
-
Quán phở gốc Nam Định hơn 70 năm tuổi ở phố cổ Hà Nội, ngày bán 500 bát
-
Nam Định chi 2,6 tỷ tặng thưởng học sinh, giáo viên có thành tích xuất sắc
-
Nam Định: Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mới từ vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, có ao nuôi ốc đặc sản to bự