Trở lại nghề vang bóng một thời ở Nam Định

Làng nghề Tống Xá, thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, Nam Định không chỉ nổi tiếng về nghề đúc đồng, làm trống da trâu mà nghề đúc gang, thép ở nơi đây cũng nổi tiếng không kém. Nghề đúc kim loại ở huyện Ý Yên từ lâu đã vang danh khắp chốn bởi sự tinh xảo, tài hoa thể hiện trên từng sản phẩm.

Video: Những điều bí ẩn bên trong làng nghề đúc thép ở Nam Định

Ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định từ xưa đến nay đã nổi tiếng về nghề truyền thống trong đó nổi tiếng là nghề đúc đồng, chạm khắc gỗ, làm trống da trâu,… nhưng ít ai biết nghề đúc gang, thép ở nơi đây cũng nổi tiếng không thua kém.

Trao đổi với phóng viên Gia đình và Xã hội, anh Nguyễn Thanh Hải (Giám đốc Công ty TNHH có khí đúc Thượng Hải) ở Tống Xá, thị trấn Lâm, Ý Yên cho biết, nghề đúc thép ngày xưa là đúc gang truyền thống. Thời xa xưa các cụ là đúc gang lưỡi cày, đến bây giờ là nghề đúc thép.

“Công nghệ ngày càng phát triển dần chuyển từ đúc gang sang đúc thép. Chúng tôi chuyển từ đúc gang lưỡi cày sang đúc thép từ năm 1998 đến nay. Ở Tống Xá chúng tôi ngoài các nghề đúc đồng, làm trống da trâu, nghề đúc lưỡi cày cũng là nghề chính. Nghề đúc thép khác biệt với các nghề truyền thống khác ở trong làng, công đoạn và máy móc cũng hiện đại hơn” – anh Hải cho biết.

Theo vị này, hiện nghề đúc thép đa số phục vụ cho các nhà máy, máy móc và cơ sở sản xuất cần sử dụng đến ở khắp mọi miền.

Sản phẩm đúc đa dạng và nhiều loại khác nhau.

Để hoàn thiện một sản phẩm trải qua nhiều công đoạn. Bắt đầu từ mẫu sản phẩm và chuẩn bị nguyên liệu, sau đó sẽ nung chảy thép ở lò nung.

Sau khi nung thép và dùng các nguyên liệu cần thiết (nguyên liệu pha theo tỉ lệ khác nhau) ở nồi nung vói nhiệt độ cao, như trên hình.

Sau khi lấy sản phẩm ở khuôn nung ra sẽ được thợ mài và thực hiện các công đoạn còn lại.

Để hoàn thiện một sản phẩm, theo anh Hải phải trải qua thời gian từ 1 tuần đến 20 ngày tùy từng sản phẩm.

Sản phẩm đúc từ thép đã hoàn thiện và được đưa ra thị trường tiêu thụ trông bắt mắt. Nhờ nghề đúc thép và các bàn tay từ các lớp cha ông truyền lại, nhiều xưởng đúc đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động từ nghề truyền thống.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đến nay những làng nghề ở huyện Ý Yên vẫn giữ được hồn cốt nghiệp cha ông để lại, đồng thời mở rộng, ứng dụng thêm những kiến thức mới để sản phẩm làm ra thêm phần phong phú và đa dạng hơn.

Tin liên quan