Sáp nhập tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, người dân được hưởng chế độ chính sách đặc thù như thế nào?
Theo Đề án hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định, người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh Ninh Bình sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù áp dụng theo vùng, theo khu vực hoặc theo ĐVHC như trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.

Trung tâm hành chính 3 tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định sau khi sáp nhập sẽ đặt tại TP Hoa Lư, Ninh Bình (Ảnh: Thái Bá).
Vì sao chọn tên Ninh Bình sau khi hợp nhất 3 tỉnh?
Theo Đề án hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định sẽ thành lập tỉnh Ninh Bình trực thuộc Trung ương trên cơ hợp nhất 3 tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định thành 1 tỉnh lấy tên là tỉnh Ninh Bình, Trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.
Việc hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay là đúng chủ trương tại Nghị Quyết số 60-KL/TW ngày 12/4/2025 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với quy hoạch phát triển vùng.
Đảm bảo nguyên tắc sử dụng một trong các tên đã có sẵn, dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ; giúp giảm thiểu xáo trộn giấy tờ, tiết kiệm ngân sách, nhân lực, qua đó bảo đảm nguyên tắc hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp do phải chuyển đổi giấy tờ, chỉ dẫn địa lý.
Vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, dễ dàng kết nối với các khu vực trong nội tỉnh, thành phố và các đô thị lớn, trung tâm kinh tế của cả nước hoặc với hệ thống không gian biển.
Có không gian phát triển trong tương lai; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của ĐVHC mới, bảo đảm hài hòa, hợp lý, tránh sự mất cân đối giữa các địa phương khi sáp nhập và giữ vững quốc phòng, an ninh.
Hiện, tỉnh Ninh Bình có 3.942,6km2, đạt 112, 645% theo tiêu chuẩn của tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng và đạt 262,84% theo tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương.
Quy mô dân số 4.412.264 người đạt 315,16% theo tiêu chuẩn của tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng và đạt 882,45% theo tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương, có 129 ĐVHC cấp xã trực thuộc (gồm 97 xã, 32 phường). Nơi đặt Trung tâm hành chính – chính trị của ĐVHC: Thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hiện nay.
Nhiều tác động tích cực
Đề án hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định khẳng định: Việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh sẽ có nhiều tác động tích cực công tác quản lý nhà nước, quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự xã hội cũng như phát triển kinh tế…
Đối với công tác quản lý nhà nước: Việc thực hiện sắp xếp ĐVHC tạo ra thay đổi tích cực, hướng đến nâng cao được hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, góp phần tinh bộ máy, tinh giản biên chế, giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước chi cho việc bảo đảm hoạt động của bộ máy quản lý.
Thông qua việc sắp xếp ĐVHC, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, góp phần nâng cao chất lượng hiệu suất làm việc và trách nhiệm, kỷ luật kỷ cương hành chình và đạo đức công vụ.
khắc phục một phần tình trạng biệt lập trong hoạch định và thực thi chính sách của các địa phương, góp phần kết nối đồng bộ cơ sở hạ tầng; chia sẻ, lan tỏa kinh nghiệm tốt trong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế giữa các khu vực có trình độ quản lý và phát triển kinh tế cao với khu vực liền kề.
Đối với phát triển kinh tế: việc sắp xếp ĐVHC giúp hình thành các ĐVHC mới có quy mô lớn, mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có của các địa phương, tạo thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư từ đó nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế địa phương, đủ tiềm lực để cạnh tranh với các ĐVHC của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Việc sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh cùng với việc triển khai thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ góp phần giải quyết triệt để các vấn đề về sử dụng tài nguyên, môi trường, khắc phục một phần tình trạng biệt lập trong hoạch định và thực thi chính sách của các địa phương.
Tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương; sắp xếp hợp lý nguồn lao động, tạo ra động lực mới cho sự phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường quản lý nhà nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Về tác động xã hội: Sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh giúp quy hoạch tốt hơn về hạ tầng, giao thông, tăng nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế địa phương, thu hút doanh nghiệp và nhà đầu tư, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương và nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân; tạo thêm việc làm, thu nhập cho người dân.
Việc mở rộng quy mô ĐVHC tạo điều kiện giải quyết tốt hơn các vấn đề về ô nhiễm môi trường, thu gom, xử lý chất thải, các vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn.
Trên cơ sở ĐVHC cấp tỉnh mới có quy mô dân số và diện tích lớn hơn, cùng với việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương cấp cơ sở, chính quyền cơ sở trực tiếp quyết định và giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân trên địa bàn.
Sự tương đồng về các yếu tố tôn giáo, phong tục, tập quán và các mối quan hệ kinh tế, chính trị truyền thống giữa các cộng đồng dân cư của các ĐVHC thực hiện sắp xếp tạo điều kiện cho việc mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hoá làm tiền đề cho việc xây dựng các hoạt động du lịch, văn hóa, hỗ trợ phát triển kinh tế.
Tác động về quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự xã hội: Sau khi sắp xếp, diện tích tự nhiên, quy mô dân số của ĐVHC cấp tỉnh mới lớn hơn, thuận lợi cho việc xây dựng kế hoạch tác chiến, phòng thủ theo địa bàn, khu vực. – Sau sắp xếp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất của lực lượng Quân sự, Công an. Từ đó, công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở ổn định hơn.
Tác động về cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công: Tiết kiệm ngân sách nhà nước hằng năm cho thực hiện cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công do giảm số lượng ĐVHC. Có điều kiện tập trung nguồn trong giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công tại các ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp.
Người dân tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù áp dụng theo vùng, theo khu vực hoặc theo ĐVHC như trước khi thực hiện sắp xếp
Đề án hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định nêu rõ: Người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh Ninh Bình sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù áp dụng theo vùng, theo khu vực hoặc theo ĐVHC như trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.
Giữ nguyên phạm vi, đối tượng và nội dung của các chế độ, chính sách theo quy định của Trung ương và địa phương áp dụng đối với ĐVHC như trước khi sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp có thay đổi tên gọi của ĐVHC sau sắp xếp thì sử dụng tên gọi mới của ĐVHC để tiếp tục tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sau sắp xếp ĐVHC cũng sẽ được giữ nguyên chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) hiện hưởng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu ảnh hưởng của việc sắp xếp ĐVHC mà vẫn là cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị trong thời gian 6 tháng kể từ khi có văn bản bố trí công tác. Sau thời hạn này thực hiện chế độ, chính sách và phụ cấp chức vụ theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định của Chính phủ, quy định, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền, UBND tỉnh, các cơ quan, tổ chức có liên quan kịp thời thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý trong quá trình sắp xếp ĐVHC, tổ chức bộ máy bảo đảm đúng đối tượng và quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu tác động do sắp xếp ĐVHC.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp mà có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo phân cấp thực hiện việc rà soát, đánh giá và thực hiện chính sách, chế độ theo quy định hiện hành của Chính phủ, bảo đảm giữ được người có năng lực nổi trội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù áp dụng theo vùng, theo khu vực hoặc theo ĐVHC như thời điểm trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền. Trường hợp có thay đổi tên gọi của ĐVHC sau sắp xếp thì sử dụng tên gọi mới của ĐVHC để tiếp tục tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù.

Người dân chăm sóc lúa ở xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: TQ
29/4 sẽ hoàn thiện hồ sơ đề án, trình Chính phủ
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc vừa ký ban hành kế hoạch về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh (sáp nhập 3 tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm hành chính đặt tại Ninh Bình).
Theo kế hoạch, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình là cơ quan chủ trì thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh; UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện.
UBND tỉnh Ninh Bình là đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo đề cương Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, lấy ý kiến góp ý. Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy Ninh Bình, Sở Nội vụ các tỉnh: Hà Nam, Nam Định và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện.
Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình, Sở Nội vụ các tỉnh: Hà Nam, Nam Định, cơ quan, đơn vị có liên quan tổng hợp, xây dựng dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, báo cáo Ban Thường vụ cấp ủy cùng cấp trình Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình.
Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình, Văn phòng Tỉnh ủy Ninh Bình, Văn phòng UBND tỉnh Ninh Bình; Sở Nội vụ các tỉnh: Hà Nam, Nam Định; các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tiếp thu ý kiến của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình hoàn thiện, gửi dự thảo Đề án xin ý kiến UBND tỉnh Hà Nam và UBND tỉnh Nam Định.
Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình, Sở Nội vụ các tỉnh: Hà Nam, Nam Định; các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tiếp thu ý kiến, hoàn thiện, gửi Đề án đến UBND 3 tỉnh để xin ý kiến nhân dân.
Sở Nội vụ 3 tỉnh phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan 3 tỉnh, ban hành văn bản của UBND tỉnh chỉ đạo việc lấy ý kiến cử tri trên địa bàn tỉnh (đồng bộ với lấy ý kiến đối với nội dung Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã); trong đó quyết định về hình thức, trình tự, thủ tục, thời hạn lấy ý kiến phù hợp điều kiện thực tiễn của tỉnh, đảm bảo tiến độ quy định.
UBND các huyện, thành phố, thị xã của 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh (đồng bộ về thời gian, cách thức thực hiện với việc lấy ý kiến đối với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã); tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ).
Sở Nội vụ các tỉnh: Hà Nam, Nam Định tổng hợp kết quả gửi Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình, hoàn thành xong trong ngày 23/4.
Tổ chức kỳ họp HĐND cấp xã để xem xét, biểu quyết chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh (đồng bộ với thời gian biểu quyết chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã), thời gian thực hiện ngày 25/4.
Tổ chức kỳ họp HĐND cấp huyện để xem xét, biểu quyết chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh (đồng bộ với thời gian biểu quyết chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã), thời gian thực hiện ngày 26/4.
Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nam, Sở Nội vụ tỉnh Nam Định, UBND cấp huyện thuộc tỉnh Ninh Bình tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri, kết quả họp HĐND cấp xã, cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định (do Sở Nội vụ tỉnh Hà Nam, Sở Nội vụ tỉnh Nam Định gửi về) và tỉnh Ninh Bình, thời gian hoàn thành trong ngày 27/4.
Trình HĐND các tỉnh ban hành Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, thời gian hoàn thành trong ngày 28/4.
Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Hà Nam, Sở Nội vụ tỉnh Nam Định hoàn thiện hồ sơ Đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh và xây dựng Tờ trình của UBND tỉnh trình Chính phủ, báo cáo Bộ Nội vụ theo quy định; thời gian hoàn thành trong ngày 29/4.
nguồn ; //danviet.vn/sap-nhap-tinh-ha-nam-nam-dinh-ninh-binh-nguoi-dan-duoc-huong-che-do-chinh-sach-dac-thu-nhu-the-nao-d1327760.html
-
Hendrio ôm tạm biệt từng đồng đội, chia tay CLB Nam Định trong êm đẹp
-
Công an Nam Định tìm hàng nghìn bị hại trong vụ án lừa bán thực phẩm chức năng thành thuốc trị bệnh
GÓC NAM ĐỊNH
-
Công an Nam Định tìm hàng nghìn bị hại trong vụ án lừa bán thực phẩm chức năng thành thuốc trị bệnh
-
Công an Nam Định triệu tập nhóm thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng
-
Nam Định: Huyện Giao Thủy được Thủ tướng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Patrik Lê Giang khoác áo Thép xanh Nam Định, Trần Nguyên Mạnh gia nhập HAGL?