Cơ ngơi gần 400m2 con trai xây tặng bố ở Nam Định, xuýt xoa khi vào bên trong
Một lần về quê, mở cửa phòng thờ thấy rất nhiều chuột bọ, anh Toàn xin ý kiến bố để xây ngôi nhà mới.
Sau 1 năm, công trình tâm huyết của anh Vũ Khánh Toàn (quê ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) đã lên hình hài. Ngôi nhà 3 tầng với lối kiến trúc tân cổ điển, vừa trang trọng, vừa hiện đại khiến nhiều người tấm tắc.
Anh Toàn hiện sống ở Hà Nội, là trưởng văn phòng đại diện một hãng sơn của Mỹ tại Việt Nam. Trước đó, anh cũng từng giữ vai trò quan trọng trong các công ty đa quốc gia tại Việt Nam và Đông Nam Á.
Trên mảnh đất quê hương trước đây có ngôi nhà của ông bà nội anh Toàn đã gần 100 năm tuổi và một ngôi nhà của bố mẹ anh. Đó là nơi chôn rau cắt rốn, cả bố, các cô chú và cả 2 chị em anh Toàn đều sinh ra và lớn lên tại đây.
Cả hai ngôi nhà của ông bà và bố anh Toàn đã trải qua một vài lần tu sửa. Anh xem đó là di sản mà đấng sinh thành để lại. Trước đây, mẹ anh rất khéo tay, tự xây tường rào, chăm chút cho ngôi nhà. Tuy đã sửa chữa nhiều lần nhưng cốt vẫn là nhà cũ, mái bổi, nhiều chuột bọ.
Năm 2015, mẹ qua đời, bố anh Toàn ở một mình để hương khói tổ tiên cũng như mẹ anh Toàn. Những năm đầu mẹ mới mất, tuần nào anh cũng về thăm nhà. Anh Toàn có ý định xây nhà cho bố từ năm 2019 nhưng còn chần chừ vì nhiều lý do, phần vì tiếc công sức bố mẹ đã chăm chút cho ngôi nhà cũ, phần có ý định đón bố lên Hà Nội.
Đến năm 2020, anh quyết định đón bố lên sống cùng để tiện chăm sóc. Dù hiểu tâm lý người già thích tự do, thích xóm làng hơn trên phố, nhưng bố đã gần 80 tuổi, để ông ở quê một mình, xa xôi, anh Toàn không yên tâm. Về lâu về dài, đưa bố lên Hà Nội sống cùng con cháu vẫn là phương án tốt nhất với gia đình anh.
Tháng 6/2022, khi tôi và bố về quê, mở cửa phòng thờ trên ngôi nhà cổ thì chuột bọ rất nhiều. Và tôi đã quyết định xây một ngôi nhà mới hoàn toàn.
Bố tôi cũng phân vân vì xây nhà có thể hơi lãng phí. Bản thân công trình nhà cũ sửa chữa một chút là có thể giữ lại được di tích của các cụ. Còn tôi thì nghĩ, quan trọng là cái tâm mình luôn hướng về ông bà tổ tiên, về mẹ. Mình đang ở nhà cao cửa rộng, sao lại để nơi thờ cúng ẩm thấp được? Bố tôi cũng cùng quan điểm này”, anh Toàn chia sẻ.
Ban đầu, anh Toàn định phá dỡ toàn bộ công trình cũ. Nhưng vì bố tha thiết giữ chút kỷ niệm nên anh giữ lại 3 gian của ngôi nhà cũ. Ngôi nhà mới được xây trên nền đất của ông bà nội để lại, cộng thêm một gian nhà của bố mẹ anh Toàn.
Trước khi xây dựng, anh Toàn mong muốn có được một công trình tiện nghi để ngày lễ, Tết, cả nhà về nghỉ ngơi, có không gian cho con cái chơi đùa. Về kiến trúc là sự giao thoa hài hòa giữa các thế hệ, vừa hiện đại, nhưng vẫn trang trọng. Do đó, anh chọn kiến trúc tân cổ điển. Từ những nguyện vọng và ý tưởng của gia đình, qua bàn tay của kiến trúc sư đã giúp anh Toàn có một công trình ưng ý.
Sau 1 năm, công trình tâm huyết của anh Vũ Khánh Toàn (quê ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) đã lên hình hài. Ngôi nhà 3 tầng với lối kiến trúc tân cổ điển, vừa trang trọng, vừa hiện đại khiến nhiều người tấm tắc.
Anh Toàn hiện sống ở Hà Nội, là trưởng văn phòng đại diện một hãng sơn của Mỹ tại Việt Nam. Trước đó, anh cũng từng giữ vai trò quan trọng trong các công ty đa quốc gia tại Việt Nam và Đông Nam Á.
Trên mảnh đất quê hương trước đây có ngôi nhà của ông bà nội anh Toàn đã gần 100 năm tuổi và một ngôi nhà của bố mẹ anh. Đó là nơi chôn rau cắt rốn, cả bố, các cô chú và cả 2 chị em anh Toàn đều sinh ra và lớn lên tại đây.
Cơ ngơi gần 400m2 con trai xây tặng bố ở Nam Định, xuýt xoa khi vào bên trong – Ảnh 1.
Anh Toàn và bố bên ngôi nhà mới.
Cơ ngơi gần 400m2 con trai xây tặng bố ở Nam Định, xuýt xoa khi vào bên trong – Ảnh 2.
Ngôi nhà mang kiến trúc tân cổ điển nổi bật giữa làng quê.
Cả hai ngôi nhà của ông bà và bố anh Toàn đã trải qua một vài lần tu sửa. Anh xem đó là di sản mà đấng sinh thành để lại. Trước đây, mẹ anh rất khéo tay, tự xây tường rào, chăm chút cho ngôi nhà. Tuy đã sửa chữa nhiều lần nhưng cốt vẫn là nhà cũ, mái bổi, nhiều chuột bọ.
Năm 2015, mẹ qua đời, bố anh Toàn ở một mình để hương khói tổ tiên cũng như mẹ anh Toàn. Những năm đầu mẹ mới mất, tuần nào anh cũng về thăm nhà. Anh Toàn có ý định xây nhà cho bố từ năm 2019 nhưng còn chần chừ vì nhiều lý do, phần vì tiếc công sức bố mẹ đã chăm chút cho ngôi nhà cũ, phần có ý định đón bố lên Hà Nội.
Đến năm 2020, anh quyết định đón bố lên sống cùng để tiện chăm sóc. Dù hiểu tâm lý người già thích tự do, thích xóm làng hơn trên phố, nhưng bố đã gần 80 tuổi, để ông ở quê một mình, xa xôi, anh Toàn không yên tâm. Về lâu về dài, đưa bố lên Hà Nội sống cùng con cháu vẫn là phương án tốt nhất với gia đình anh.
Cơ ngơi gần 400m2 con trai xây tặng bố ở Nam Định, xuýt xoa khi vào bên trong – Ảnh 3.
Phòng khách rộng rãi, sang trọng
Cơ ngơi gần 400m2 con trai xây tặng bố ở Nam Định, xuýt xoa khi vào bên trong – Ảnh 4.
Anh Toàn chọn lát sàn nhà bằng thạch anh để đảm bảo độ bền vững.
Cơ ngơi gần 400m2 con trai xây tặng bố ở Nam Định, xuýt xoa khi vào bên trong – Ảnh 5.
Tông màu gỗ chủ đạo đem lại cảm giác ấm cúng.
Cơ ngơi gần 400m2 con trai xây tặng bố ở Nam Định, xuýt xoa khi vào bên trong – Ảnh 6.
Khu vực bàn trà với view đẹp như trong tranh.
“Tháng 6/2022, khi tôi và bố về quê, mở cửa phòng thờ trên ngôi nhà cổ thì chuột bọ rất nhiều. Và tôi đã quyết định xây một ngôi nhà mới hoàn toàn.
Bố tôi cũng phân vân vì xây nhà có thể hơi lãng phí. Bản thân công trình nhà cũ sửa chữa một chút là có thể giữ lại được di tích của các cụ. Còn tôi thì nghĩ, quan trọng là cái tâm mình luôn hướng về ông bà tổ tiên, về mẹ. Mình đang ở nhà cao cửa rộng, sao lại để nơi thờ cúng ẩm thấp được? Bố tôi cũng cùng quan điểm này”, anh Toàn chia sẻ.
Ban đầu, anh Toàn định phá dỡ toàn bộ công trình cũ. Nhưng vì bố tha thiết giữ chút kỷ niệm nên anh giữ lại 3 gian của ngôi nhà cũ. Ngôi nhà mới được xây trên nền đất của ông bà nội để lại, cộng thêm một gian nhà của bố mẹ anh Toàn.
Trước khi xây dựng, anh Toàn mong muốn có được một công trình tiện nghi để ngày lễ, Tết, cả nhà về nghỉ ngơi, có không gian cho con cái chơi đùa. Về kiến trúc là sự giao thoa hài hòa giữa các thế hệ, vừa hiện đại, nhưng vẫn trang trọng. Do đó, anh chọn kiến trúc tân cổ điển. Từ những nguyện vọng và ý tưởng của gia đình, qua bàn tay của kiến trúc sư đã giúp anh Toàn có một công trình ưng ý.
Cơ ngơi gần 400m2 con trai xây tặng bố ở Nam Định, xuýt xoa khi vào bên trong – Ảnh 7.
Phòng ngủ master được lát sàn thạch anh
Cơ ngơi gần 400m2 con trai xây tặng bố ở Nam Định, xuýt xoa khi vào bên trong – Ảnh 8.
Phòng ngủ nhỏ
Cơ ngơi gần 400m2 con trai xây tặng bố ở Nam Định, xuýt xoa khi vào bên trong – Ảnh 9.
Sân thượng rộng rãi
Cơ ngơi anh Toàn xây tặng bố cao 3 tầng, có 5 phòng ngủ, tổng diện tích sử dụng khoảng 380m2, trên tổng diện tích đất là 1200m2. Không gian phòng khách và phòng riêng của bố là nơi anh Toàn đầu tư chỉn chu nhất.
“Công trình này hoàn thành, thực sự mà nói phải cảm ơn bố tôi. Bố đã vất vả trông nom, hậu cần cho toàn bộ đội ngũ thợ xây, thợ kỹ thuật trong suốt 1 năm. Dù vất vả cực nhọc, tôi vẫn thấy ở bố toát lên niềm hân hoan tự hào”, anh Toàn chia sẻ. Không tiết lộ cụ thể về kinh phí xây nhà tặng bố, gia chủ cho biết tổng chi phí, cả hoàn thiện nội thất rơi vào mức tầm trung cao.
Nhà xây xong, anh Toàn cảm nhận được niềm vui của bố. Bố của anh cũng mong tạo dấu ấn trên mảnh đất ông cha, có nơi thờ cúng khang trang, trang nghiêm, bền vững, không còn lo gió bão vùng biển.
Qua Tết, anh Toàn lại đón bố lên Hà Nội, ngôi nhà đóng cửa để đó. Nhưng điều này đã được anh tiên lượng trước. Dù có thể có người thấy như vậy là lãng phí, nhưng với anh Toàn, miễn sao bố vui là được.
“Là người con xa quê, tôi cũng mong muốn không chỉ làm cho gia đình mình, mà còn làm được nhiều điều hơn cho cả quê hương khi có điều kiện tốt hơn nữa”, người con Nghĩa Hưng, Nam Định nói thêm.
Mỗi tháng, anh Toàn sẽ sắp xếp về thăm nhà một lần. Để đảm bảo độ bền vững, ấm cúng cho ngôi nhà không có người ở thường xuyên, anh đã chọn làm sàn nhà bằng thạch anh của Đức, hệ thống chiếu sáng tự động sân vườn mang lại cảm giác như nhà luôn có người ở.
nguồn ; https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/co-ngoi-gan-400m2-con-trai-xay-tang-bo-o-nam-inh-xuyt-xoa-khi-vao-ben-trong-a397308.html