Lợi ích lớn từ việc mở luồng Âu tàu Nghĩa Hưng

Dự án luồng Âu tàu Nghĩa Hưng thuộc Cụm công trình kênh nối Đáy – Ninh Cơ tại xã Nghĩa Lạc và Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đem lại hiệu quả ngày càng rõ nét và thiết thực, đóng góp lớn vào sự phát triển của nền kinh tế trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Đây cũng là dự án hiếm hoi không sử dụng hết tiền đầu tư, trả lại một phần cho nhà tài trợ vốn…

Dự án có ý nghĩa thiết thực, đóng góp lớn vào sự phát triển của nền kinh tế. Ảnh: Văn Thưởng

Khả năng đáp ứng tàu tải trọng đến 3.000 tấn

Việc mở luồng Âu tàu Nghĩa Hưng thuộc Cụm công trình kênh nối Đáy – Ninh Cơ tại xã Nghĩa Lạc và Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, giúp các chủ tàu vận chuyển hàng hóa từ Bắc vào Nam và ngược lại, tiết kiệm được khoảng 8 giờ chạy tàu, 2 ngày đợi tàu và 40 triệu tiền dầu máy/chuyến… Đây là luồng mới, có cấp kỹ thuật đường thủy nội địa đặc biệt, đáp ứng khả năng vận chuyển tàu 3.000 tấn, được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chính thức công bố mở luồng từ ngày 25/7/2023.

Cụm công trình kênh nối Đáy – Ninh Cơ thuộc dự án Phát triển GTVT khu vực Đồng bằng Bắc bộ do Ban Quản lý các dự án Đường thủy (Bộ GTVT) là chủ đầu tư, Ngân hàng Thế giới (WB) là nhà tài trợ với tổng mức đầu tư 107,19 triệu USD, được khởi công ngày 1/3/2021, hoàn thành ngày 30/6/2023.

Dự án có quy mô khoảng 10 hạng mục công trình xây dựng chính như: Âu tàu, hệ thống tường dẫn và tường chắn, kênh dẫn vào âu, khu vực chờ tàu, kè bảo vệ bờ, cầu vượt kênh nối Đáy – Ninh Cơ, hệ thống đê phòng lũ, các công trình phụ trợ hoàn trả…

Trong đó, đặc biệt phải kể đến công trình Âu tàu Nghĩa Hưng hoàn toàn có khả năng đáp ứng những tàu lớn có tải trọng đến 3.000 tấn. Kể từ ngày công bố mở luồng 25/7/2023, trung bình mỗi ngày có hơn 30 tàu đi qua, trong đó đã có những tàu trọng tải lớn đến 3.600 tấn.

Theo một chuyên gia, với điều kiện kinh tế của Việt Nam, hiện không có nhiều dự án đường thủy nội địa được đầu tư tới con số hàng trăm triệu USD. Tại Việt Nam, dự án kênh nối Đáy – Ninh Cơ là dự án đường thủy lớn thứ 2 sau công trình kênh thủy lợi Bắc – Hưng – Hải, được Chính phủ Việt Nam đầu tư.

Không sử dụng hết tiền đầu tư…

Có lẽ vì thế, dự án có được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ Việt Nam, Bộ GTVT, UBND tỉnh Hà Nam cũng như WB, thu hút sự tham gia của nhiều nhà thầu danh tiếng trên thế giới, có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực đường thủy như: Tư vấn thiết kế được thực hiện bởi Liên danh Compagnie nationale du Rhône (Pháp) – Tractebel Engineering (Bỉ) và nhà thầu phụ VIPO.JSC (Việt Nam), Tư vấn giám sát thi công Liên danh Compagnie nationale du Rhône (Pháp) – Egis structure and environment (Pháp) và VIPO.JSC (Việt Nam).

Cùng các nhà thầu thi công xây dựng uy tín, chuyên nghiệp, có năng lực và kinh nghiệm chuyên môn, cũng như tài chính mạnh, luôn bám sát thực tiễn triển khai thi công giúp đưa dự án về đích đúng hạn như: Liên danh Công ty CP Tư vấn và xây dựng Phú Xuân – Công ty CP Xây dựng Đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương – Công ty CP LILAMA 10; Liên danh Công ty CP Đầu tư và Xây dựng HUD1- Công ty CP Tư vấn và xây dựng Phú Xuân, Liên danh Công ty CP Xây dựng và đầu tư Hà Nội – Tổng công ty Xây dựng nông nghiệp Việt Nam – Công ty CP Tư vấn xây dựng công trình thủy…

Nhờ đó, dự án được đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng, công phu và bài bản ngay từ khâu khảo sát, thiết kế đến thi công xây dựng…

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều diễn biến bất lợi, đặc biệt sau đại dịch Covid-19, giá các mặt hàng đầu vào phục vụ logistics tăng cao, việc nhanh chóng khởi công và hoàn thành dự án sớm nhất, góp phần giảm chi phí vận tải hàng hóa, logistics luôn là vấn đề trăn trở lớn nhất không chỉ đối với chủ đầu tư Bộ GTVT, Ban Quản lý các dự án Đường thủy, mà còn là bài toán đặt ra với tất cả các bên liên quan, trong đó đặc biệt phải kể đến các nhà thầu thi công xây dựng như: Công ty CP Tư vấn và xây dựng Phú Xuân, Công ty CP LILAMA 10, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng HUD1…

Kết quả, dự án đã hoàn thành sau hơn 2 năm khởi công với luồng đường thủy nội địa có chiều dài hơn 2,1 km, điểm khởi đầu trên sông Ninh Cơ (xã Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Hưng), điểm kết thúc trên sông Đáy (xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định).

Một chủ tàu vận chuyển hàng hóa từ phía Nam ra Bắc cho biết, việc đưa vào vận hành dự án kênh nối Đáy – Ninh Cơ giúp giảm thiểu khoảng cách vận chuyển khoảng 100 km so với tuyến đường bộ; giúp các chủ tàu vận chuyển hàng hóa từ phía Nam ra Bắc tiết kiệm được khoảng 8 giờ chạy tàu, 2 ngày đợi tàu và 40 triệu tiền dầu/chuyến…

Mặc dù vậy, dự án vẫn được coi là một dự án hiếm hoi không sử dụng hết tiền đầu tư, trả lại một phần tiền đầu tư cho nhà tài trợ vốn. Do khi ký Hiệp định vay, vốn vay của nhà tài trợ WB là 77 triệu USD, nhưng trong quá trình thi công xây lắp chỉ sử dụng hơn 55 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng), nếu bao gồm tất cả các chi phí cho tư vấn thiết kế, giám sát, GPMB, rà phá bom mìn, cũng chưa đến 1.500 tỷ đồng.

Giảm chi phí vận tải hàng hóa

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều diễn biến bất lợi, đặc biệt sau đại dịch Covid-19, giá các mặt hàng đầu vào phục vụ logistics tăng cao, việc nhanh chóng khởi công và hoàn thành dự án sớm nhất, góp phần giảm chi phí vận tải hàng hóa, logistics luôn là vấn đề trăn trở lớn nhất không chỉ đối với chủ đầu tư Bộ GTVT, Ban Quản lý các dự án Đường thủy, mà còn là bài toán đặt ra với tất cả các bên liên quan.

Nguồn Thời báo Tài chính: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/loi-ich-lon-tu-viec-mo-luong-au-tau-nghia-hung-137172-137172.html

Tin liên quan